Hướng dẫn cài Theme (Mẫu giao diện) lên hosting với Duplicator

4.9/5 - (7 bình chọn)

Chúng ta sẽ sử dụng Duplicator có trên kho mặc định miễn phí của WordPress. Đây là plugin sao lưu dữ liệu phổ biến được nhiều người sử dụng với hơn 1+ triệu lượt kích hoạt. Bạn không cần cài đặt nó bởi vì plugin này được tự động cài đặt và kích hoạt trong quá trình cài giao diện lên Hosting.

Cài đặt Plugin Duplicator
Plugin Duplicator

Nhưng trước hết bạn phải đảm bảo thư mục gốc public_html sạch sẽ và nó chưa được lưu trữ một file hay thư mục nào khác, nếu chứa file hay thư mục bạn hãy xóa hết nó đi để làm sạch thư mục public_html. Tiếp theo, Chúng ta cùng bắt đầu từ Bước 1 nhé:

Bước 1: Upload các file Duplicator lên thư mục Public_html trên hosting

Tải các file bạn nhận được từ MuaThemeWP.VN. Bao gồm 2 file sau:

  • Installer.php
  • File Theme đã giải nén

Tại giao diện Cpanel, bạn vào Bộ quản lý tệp (File Manager) rồi mở thư mục gốc public_html ra. Bấm nút Tải lên và sau đó bạn chọn lấy 2 file nhận được (sau khi Mua Theme WordPress tại bên mình). Upload toàn bộ 2 file này lên thư mục gốc public_html như thế này:

Upload file Duplicator lên hosting (thư mục public_html)
Upload file Duplicator lên hosting (thư mục public_html)

Bước 2: Bật chế độ giải nén Zip cho Hosting

Theo mặc định tính năng giải nén Zip của hosting Cpanel đã bị tắt, bạn cần bật nó lên. Tại Cpanel, bạn bấm vào Select PHP Version:

Chọn Select PHP Version
Chọn Select PHP Version

Bấm vào tab Extensions:

Bấm chọn Extensions
Bấm chọn Extensions

Tích chọn vào Zip để bật tính năng giải nén Zip cho Hosting:

Bật tính năng giải nén Zip
Bật tính năng giải nén Zip

Bước 3: Thiết lập cho Cơ sở dữ liệu Database

Bạn mở Cpanel lên, bấm vào Cơ sở dữ liệu MySQL:

Chọn Cơ sở dữ liệu MySQL
Chọn Cơ sở dữ liệu MySQL

Tại phần Tạo Cơ Sở Dữ Liệu Mới, bạn điền tên Cơ Sở Dữ Liệu của bạn vào (viết liền không có dấu) rồi bấm nút màu xanh Tạo Cơ Sở Dữ Liệu:

Nhập tên CSDL
Nhập tên CSDL

Tạo xong nó báo bạn đã tạo thành công, lúc này bấm nút Quay lại:

Bấm Nút Quay lại
Bấm Nút Quay lại

Kéo chuột xuống phía dưới, tại phần Người dùng MySQL / Thêm Người Dùng Mới:

Nhập đầy đủ các thông số sau:

  1. Tên người dùng
  2. Mật khẩu
  3. Mật khẩu lần 2 (Nhập lại)

Sau đó bấm nút Tạo người dùng:

Điền tên người dùng và mật khẩu
Điền tên người dùng và mật khẩu

Bấm nút Quay lại:

Bấm Quay lại
Bấm Quay lại

Kéo chuột xuống phần Thêm Người Dùng Vào Cơ Sở Dữ Liệu:

  1. Chọn đúng Người dùng là tên người dùng bạn vừa tạo
  2. Chọn đúng Cơ Sở Dữ Liệu là tên cơ sở dữ liệu bạn vừa tạo

Rồi bấm nút Thêm:

Thêm người dùng vào cơ sở dữ liệu
Thêm người dùng vào cơ sở dữ liệu

Một trang mới hiện ra, bạn tích chọn vào dòng MỌI QUYỀN rồi bấm vào nút Tạo Thay Đổi:

Cấp quyền cho người dùng
Cấp quyền cho người dùng

Như vậy đã xong bước tạo người dùng và cơ sở dữ liệu trên Cpanel. Tiếp theo mình hướng dẫn bạn kết nối tới Website WordPress của bạn.

Bước 4: Cài đặt Theme lên Hosting

Trên trình duyệt Chrome của bạn, truy cập đường dẫn: tenwebsite.com/installer.php để bắt đầu. Một cửa số mới hiện ra, bạn nhập đầy đủ các thông tin sau:

  1. Database: Nhập tên cơ sở dữ liệu của bạn
  2. User: Nhập tên người dùng của bạn
  3. Password: Nhập mật khẩu

Các thông số bên trên bạn đã tạo ở bước 3, nếu không nhớ có thể quay lại bước 3 kiểm tra nhé.

Xong xuôi bạn bấm nút Validate để xác nhận:

Nhập tên CSDL và USER, Mật khẩu
Nhập tên CSDL và USER, Mật khẩu

Nếu bạn nhập đúng thông tin thì nó hiện ra chữ PASS màu xanh như bên dưới.

Tiếp theo bạn tích chọn vào ô: I have read and accept all terms & notices rồi bấm Next (tiếp tục):

Đồng ý điều khoản và bấm Next
Đồng ý điều khoản và bấm Next

Bấm nút OK xác nhận lần nữa:

Bấm nút OK
Bấm nút OK

Nó sẽ giải nén và cài đặt tự động, bạn chờ nó đến 100% nhé:

Đang cài đặt
Đang cài đặt

Bấm vào nút Admin Login:

Bấm vào nút Admin Login
Bấm vào nút Admin Login

Bước 5: Thay đổi mật khẩu cho tài khoản Website

Mở Cpanel lên, bấm vào phpMyadmin:

Bấm vào phpMyadmin
Bấm vào phpMyadmin

Bấm chọn vào Database của bạn:

Bấm vào Database của bạn
Bấm vào Database của bạn

Tìm và Click chuột vào dòng wp_users:

Chọn bảng User
Chọn dòng User

Bấm vào nút Sửa:

Bấm vào nút Sửa
Bấm vào nút Sửa

Tại dòng user_pass, bạn đổi kiểu sang thành MD5 tại ô select box và nhập Mật khẩu của bạn vào ô bên cạnh. Bấm nút Thực hiện để đổi mật khẩu:

Thay đổi mật khẩu
Thay đổi mật khẩu

Quay trở lại trang đăng nhập Website của bạn, điền tên tài khoản và mật khẩu tương ứng:

  • Tài khoản: admin
  • Mật khẩu: bạn vừa đổi như nào thì nhập y như vậy.
Đăng nhập
Đăng nhập

Bước 6: Lưu đường dẫn tĩnh

Sau khi mọi thứ đã được cài đặt thành công, đến đây coi như bạn đã hoàn thành tất cả các bước rồi. Nhưng để website không bị lỗi đường link bạn mở phần Cài đặt / Đường dẫn tĩnh rồi bấm nút Lưu thay đổi để chúng ta cập nhật đường dẫn tĩnh một lần nữa nhé.

Bạn cũng có thể cần phải đăng nhập vào Cpanel / thư mục public_html để xóa 2 file sao lưu ban đầu, tránh trường hợp kẻ xấu chạy lại file đó.

Bước 7: Hoàn tất

Các bước bên trên mình làm mất thời gian trong khoảng 2 – 3 phút, làm quen tay rồi sẽ rất nhanh. Mình hướng dẫn chi tiết như vậy để tất cả mọi người (bao gồm người mới) chưa biết gì đều có thể tự mình cài đặt một cách dễ dàng, thực tế bạn chỉ mất thời gian ngắn vỏn vẹn như trên để có ngay một giao diện mẫu giống Demo vô cùng đẹp mắt rồi.

OK đó là toàn bộ tất cả các bước mình đã hướng dẫn cho bạn cách cách Theme WordPress vào Hosting, chúc các bạn thành công.

Nếu như bạn không biết cách cài đặt hay đơn giản là hơi lười cài một chút, bạn có thể yêu cầu mình cài giúp bạn Theme lên Hosting thông qua Ultraview, mình sẽ hỗ trợ cài đặt miễn phí cho bạn, hãy liên hệ với mình qua Zalo: 0399975951, Trịnh Văn Thông nếu có vấn đề hay cần hỗ trợ gì, mình sẽ luôn hỗ trợ bạn trong thời gian nhanh nhất có thể.

Bình luận bài viết (0 bình luận)